CÁCH CHỮA KHAN TIẾNG - HỒI PHỤC GIỌNG HÁT NHANH CHÓNG

  •  Dù đã cố gắng bảo vệ giọng hát hết sức có thể, nhưng đôi khi vì yếu tố khách quan hay chủ quan mà bạn vẫn vô tình khiến giọng hát của mình bị tổn thương. Vậy hãy đọc hết bài viết sau đây, Fan sẽ mật bí cho bạn những mẹo giúp nhanh chóng hồi phục giọng hát, lấy lại phong độ ca hát cho bạn.

    CÁCH CHỮA KHAN TIẾNG - HỒI PHỤC GIỌNG HÁT NHANH CHÓNG

    Nguyên nhân gây khan tiếng

    Giọng hát được hình thành từ sự kết hợp hài hòa, nhịp nhàng của 2 dây thanh đới nằm trong thanh quản. Như vậy, khi dây thanh đới bị tổn thương sẽ khiến giọng hát của bạn phát ra khản đục, không rõ âm sắc. Các vấn đề có thể là do viêm nhiễm, phù nề, tổn thương niêm mạc họng, thanh quản, hoặc do u nhú dẫn đến dây thanh đới bị sưng, làm thay đổi cách không khí đi qua sẽ dẫn đến hiện tượng khan tiếng, biến đổi giọng hát của bạn.

    Cách nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan tiếng có thể do: bạn đã cố hát một nốt quá cao so với sức chịu đựng của giọng hát, hay là hậu quả của những buổi liên hoan thâu đêm karaoke, hoặc do trong lúc vui đùa quá trớn bạn lỡ hét thật to, hoặc có khi do thời tiết dần chuyển lạnh khiến bạn bị nhiễm bệnh cảm cúm… những điều kể trên ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe giọng hát của bạn, bạn nên hạn chế chúng lại nhé! Thôi nào, sau đây Fan sẽ vào thẳng chủ đề chính, cách chữa khan tiếng, lấy lại phong độ giọng hát một cách nhanh chóng:

    Luôn giữ dây thanh quản ẩm

    Nước là nguyên tố rất quan trọng trong cuộc sống, nước chiếm 75% khối lượng cơ thể con người, đặc biệt là vùng cổ họng. Nếu bạn là người phải sử dụng giọng hát thường xuyên rất dễ bị dẫn đến tình trạng mất nước, khiến giọng hát bị khô và khàn. Dây thanh quản của chúng ta (nơi phát ra tiếng hát của chúng ta) được cấu tạo bởi các màng được bảo vệ bởi màng nhầy. Vì vậy, chúng ta cần giữ cho dây thanh quản luôn ẩm để chúng có thể hoạt động tốt nhất khi hát.

    Nước lọc là biện pháp hiệu quả và nhanh nhất để bổ sung độ ẩm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng. Lượng nước mỗi ngày bạn nên uống rơi vào tầm 1,5 - 2 lít, lượng nước này là đủ để giúp giọng hát của bạn luôn có sự dẻo dai và sức bền. 

    Có thể bạn quan tâm, đọc thêm bài: Top 7 thức uống dưỡng giọng đáp ứng đủ 3 tiêu chí ngon, bổ, rẻ

    Đừng cố hát thêm khi bị viêm họng, khản tiếng

    Các bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản thường do virus, làm cho dây thanh bị sưng phồng, giọng trở nên nhỏ, rè và khản. Những lúc bị như vậy, bạn nhớ đừng cố gắng nói. Bạn cũng nên hạn chế tán gẫu, tốt nhất là sử dụng viết hoặc email để giao tiếp. Nếu cần phải nói thì nói với âm lượng nhỏ, tránh nói lớn hay nói thì thầm. Thông thường những triệu chứng như: Khản tiếng, đau họng do cảm cúm gây ra sẽ mất đi trong khoảng 1 - 2 tuần. Nếu những triệu chứng này tồn tại hơn 2 tuần thì bạn nên đến bác sĩ khám cho an tâm nhé! 

    Tránh đột xuất thay đổi âm lượng

    Khi bạn kêu la hay hét lên quá nhiều, hoặc cố nói thì thầm, lớp niêm mạc của dây thanh quản có thể bị tổn hại, các cơ ở cổ họng của bạn cũng thắt chặt và hơi thở trở nên yếu hơn. Việc làm này thường sẽ diễn ra trong vô thức, nhưng bạn nên kiềm chế chúng lại vì chúng rất dễ gây tổn thương giọng hát của bạn. 

    Tiến sĩ Michael Pitman thuộc trung tâm y tế Mount Sinai nói. “Khi các dây thanh âm đang cố gắng để khôi phục lại, bạn lại kéo căng nó ra và la hét dù nó có khó khăn thế nào chăng nữa. Cứ như vậy, nó trở thành một vòng luẩn quẩn của sự mất - bù. Bạn càng cố gắng, giọng nói của bạn càng tệ hơn”.

    Luyện tập, luyện thanh điều độ

    Hãy nhớ rằng giọng hát của bạn cũng giống như bất kỳ những bộ phận khác trên cơ thể, cũng cần khởi động “nóng cơ” thì mới hoạt động trơn tru được. Nếu trong thể thao chúng ta có những bài tập làm giãn gân cốt, thì trong ca hát chúng ta cũng có những bài luyện thanh giúp tăng độ dẻo dai của giọng hát. Có rất nhiều phương pháp luyện thanh như: tập thở, tập phát âm, hay kỹ thuật giải phóng sức ép của hàm và môi, tập lưỡi, cân quãng tám và các bài tập gia nhiệt khác. Tuy nhiên, theo chia sẻ thực tế từ những khách hàng của nhà Fan thì tập thở và tập phát âm là 2 bước cơ bản nhưng quan trọng nhất khi luyện thanh. Chú ý, nếu bạn cần sử dụng giọng hát trong thời gian dài thì bạn nên luyện thanh khoảng 30 phút và trước ít nhất 2 tiếng để giọng hát có thời gian nghỉ ngơi nhé.

    Tránh ho và hắng giọng 

    Khi dịch nhầy bám vào cổ họng của bạn khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Để làm dịu bớt điều đó có phải bạn sẽ cố ho hoặc hắng giọng để dịch nhầy trôi đi và giọng hát trong trẻo hơn đúng không? Nhưng trên thực tế, đây là một hành động rất sai lầm! Bạn có biết không, việc cố ho và hắng giọng có thể làm hại đến cổ họng của bạn. Càng cố gắng ho và hắng giọng mạnh, càng dễ dẫn đến tổn thương thanh quản. Vì thế, thay vì ho và hắng giọng trước khi hát thì bạn hãy thử uống một ngụm nước ấm, nước trái cây hoặc trà thảo mộc hoặc có thể ăn một viên kẹo chanh muối thông họng. Như thế, cổ họng sẽ được cung cấp đủ độ ẩm, giọng hát cũng thanh thoát hơn. Lưu ý, trong trường hợp này không nên sử dụng caffein vì caffein có tính khử nước thay vì tạo nước đấy.

    KẾT

    Đối với những trường hợp khan tiếng nhẹ, khan tiếng nhất thời chúng ta có thể áp dụng được những mẹo vặt trên mà Fan đã chia sẻ. Còn trong trường hợp nặng, bạn nên đến bác sĩ khám kèm theo sử dụng những thức uống dưỡng giọng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất nhé! Fan Studio sẽ luôn là người bạn đồng hành ủng hộ bạn theo đuổi niềm đam mê âm nhạc bất tận này!


    Phòng Thu Âm FAN STUDIO

    Địa chỉ: 407 Sư Vạn Hạnh P.12, Q.10, Tp.HCM

    Website: https://fanstudio.com.vn/   - Tel: 028 6299 7418 - Hotline: 0902 559 066

    Liên hệ online trên facebook: Fan Studio


     Tham khảo thêm:

    ⇒ Bảng Giá Phòng Thu Âm Chuyên Nghiệp FAN STUDIO

    ⇒ Hình Ảnh 4 Phòng Thu & Hoạt Động Trên Facebook

    ⇒ Các Dịch Vụ Đa Dạng & Đặc Biệt Tại FAN STUDIO

    ⇒ Các Bản Thu Âm Mới

    ⇒ Giọng Ca Hàng Tuần Tại FAN STUDIO