Hát bè là gì? Kỹ thuật hát bè trong thu âm có gì đặc biệt?

  •  

     Ngày nay, hát bè không còn là từ ngữ chuyên ngành xa lạ với mọi người. Bởi tính ứng dụng cao và khả năng che khuyết điểm cho giọng hát, giúp giọng ca dày dạn và nội lực hơn. Có thể nói, những năm gần đây đa số sản phẩm âm nhạc đình đám đều sử dụng kỹ thuật hát bè. Những khách hàng của FAN khi đến thu âm cũng luôn có nhu cầu thêm vài track bè trong bài hát của mình.  Vì thế hôm nay, các độc giả hãy cùng FAN tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật hát bè này nhé!

    Hát bè là gì? Kỹ thuật hát bè trong thu âm có gì đặc biệt?

    Hát Bè là gì?

    Hát bè là một kỹ thuật phổ biến trong thanh nhạc, cần 2 vocal trở lên để thực hiện (1 hát chính, 1 bè). Trong đó yếu tố quan trọng nhất là sự hòa hợp giữa 2 vocal về chất giọng và tuân theo quy tắc phối bè chuyên nghiệp.

    Khác với hát live trực tiếp, trong thu âm hát bè có thể được thực hiện bởi chính người hát. Ngoài lựa chọn trên thì bạn cũng có thể thực hiện hát bè dưới sự trợ giúp của máy (bè máy) hoặc nghệ nhân chuyên nghiệp.

    Công dụng của hát bè

    Hát bè mang lại sự hài hòa giữa các cao độ khác nhau trong bài hát nhằm tăng cảm xúc và điểm nhấn cho bài hát. Đồng thời tạo nên sự mới lạ cho ca khúc, cũng là cách thể hiện được kỹ năng ca hát chuyên nghiệp của người trình bày.

    Bên cạnh đó, kỹ thuật hát bè cũng là vị cứu tinh cho những giọng hát mỏng, hơi yếu và không bắt mic. Bạn hãy thử nghe những bài hát có nhiều giọng bè được cất lên cùng lúc và hỗ trợ cho giọng chính, điều này giúp có cảm giác giọng chính nghe dày và mạnh mẽ hơn, không còn bị tiếng nhạc át đi nữa.

    Các kiểu hát bè

    Thông thường, hát bè chuyên nghiệp bao giờ cũng có bè chính và bè phụ họa. Các giọng bè cùng vang lên, có lúc tiết tấu giống nhau, có lúc lại khác nhau. Nhưng vẫn đảm bảo tính liên kết chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau để tạo nên những âm thanh đầy đặn, nhiều màu vẻ.

    Trong nghệ thuật hát bè, chia thành 2 kiểu hát bè như sau:

    • Hát bè "hòa âm" là nhiều người hát cùng lúc nhưng khác cao độ. 
    • Hát bè "phức điệu" là người hát trước, người hát sau (hay còn gọi là hát đuổi).

    Phân loại giọng trong hát bè

    Quy định trong Hát bè sẽ phân loại giọng hát thành: 

    • Giọng nam trầm (Bass)
    • Giọng nam trung (Baritone)
    • Giọng nam cao (Tenor)
    • Giọng nữ trầm (Contralto)
    • Giọng nữ trung (Mezzo-soprano)
    • Giọng nữ cao (Soprano)

    Dựa trên cơ sở phân loại giọng hát trong hát bè, người phối bè có thể tạo ra thêm hình thức 3 bè, 4 bè. Trong đó bao gồm xây dựng mô hình Hợp xướng được chia thành:

    • Hợp xướng giọng nữ
    • Hợp xướng giọng nam
    • Hợp xướng giọng nam và nữ
    • Hợp xướng thiếu nhi

    Quy tắc phối trong hát bè

    Có 3 quy tắc phối bè thường gặp khi hát:

    Bè quãng 8: 

    Là kỹ thuật hát bè đơn giản nhất, người đảm nhận phần bè chính và bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với nhau với cao độ cách nhau một quãng 8. Thường được thực hiện khi song ca nam nữ, vì giọng nam và giọng nữ được cấu tạo sẵn đã có cao độ cách nhau một quãng 8 nên việc thực hiện sẽ rất dễ dàng. 

    Bè quãng 3: 

    Kỹ thuật hát bè này sẽ phải đòi hỏi quá trình luyện tập cảm nhận và hát với cao độ nâng cao hơn, người đảm nhận phần bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với bè chính bằng cao độ cách nhau một quãng 3.

    Bè quãng 5: 

    Giống như với bè quãng 3, khi bè quãng 5 người đảm nhận phần bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với bè chính đảm bao cao độ cách nhau một quãng 5 

    Bè tùy ý theo 1 giai điệu biệt lập: 

    Đối với kỹ thuật này thì cần phải có mức độ chuyên môn cao bởi nó mang tính sáng tạo rất nhiều. Họ cần có khả năng xác định quãng, lắng nghe hợp âm phải thật tốt. 

    Có thể bạn quan tâm, đọc thêm bài: 5 bài tập luyện giọng hát hay cực kỳ hiệu quả ngay tại nhà

    Luyện tập hát bè

    Nắm chắc nhịp độ (Tempo)

    Đây sẽ là yếu tố đầu tiên cực kì quan trọng cần phải nắm chắc khi hát bè, đặc biệt là bè hòa âm vì thời gian giữa bè chính và bè phụ hòa vào nhau cùng lúc cần độ chính xác rất cao mới có thể đem lại một ca khúc được bè hoàn chỉnh và hài hòa được.

    Lắng nghe thật nhiều

    Khi tai của chúng ta được luyện tập nhiều lần để nghe cao độ  và nhịp độ trong bài hát đó một cách chuẩn xác, thì việc xác định quãng và hợp âm để hát bè vô cùng đơn giản.

    Thậm chí việc luyện tập này dần dần sẽ hình thành sẵn trong não chúng ta phản xạ có thể hát bè ngay tức khắc mặc dù gặp một bài hát hoàn toàn mới chẳng hạn.

    Luyện tập thường xuyên

    Những bạn có năng khiếu bẩm sinh bắt chước lại chính xác cao độ, nhịp phách và các kỹ thuật sử dụng trong thanh nhạc một cách hoàn hảo thật sự rất ít.

    Vì thế cho nên việc thực hiện hát bè cần phải dành thời gian luyện tập thường xuyên để hình thành phản xạ mỗi khi bạn có cơ hội cất lên giọng hát của mình và tạo nên sự đặc biệt trong giọng hát. 

    Kết

    Sau khi đọc bài viết này bạn có thấy tự tin với kỹ thuật hát bè của mình hơn chưa? Đội ngũ kỹ thuật viên của FAN sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong từng câu hát. Ngoài ra, tại FAN còn cung cấp những dịch vụ hát bè chuyên nghiệp khác nữa đó! Còn đợi gì nữa, đến phòng thu âm chuyên nghiệp Fan Studio để thử sức ca hát ngay nào!


    Phòng Thu Âm FAN STUDIO

    Địa chỉ: 407 Sư Vạn Hạnh P.12, Q.10, Tp.HCM

    Website: https://fanstudio.com.vn/   - Tel: 028 6299 7418 - Hotline: 0902 559 066

    Liên hệ online trên facebook: Fan Studio


     Tham khảo thêm:

    ⇒ Bảng Giá Phòng Thu Âm Chuyên Nghiệp FAN STUDIO

    ⇒ Hình Ảnh 4 Phòng Thu & Hoạt Động Trên Facebook

    ⇒ Các Dịch Vụ Đa Dạng & Đặc Biệt Tại FAN STUDIO

    ⇒ Các Bản Thu Âm Mới

    ⇒ Giọng Ca Hàng Tuần Tại FAN STUDIO